Hướng dẫn chi tiết quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh
Nhà tắm là khu vực tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước đòi hỏi cần phải được chống thấm kỹ lưỡng để kéo dài tuổi cho kết cấu công trình. Đặc biệt là khu vực tường, nơi tiếp nối với nhiều vị trí khác. Vậy cần phải kiểm tra các hạng mục nào khi chống thấm chân tường nhà vệ sinh? Quy trình chống thấm cho vị trí này như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Các hạng mục cần kiểm tra trước khi chống thấm chân tường nhà vệ sinh
Nhiều người cho rằng chống thấm tường nhà vệ sinh thì chỉ cần xử lý khu vực đó. Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo hiệu quả cao, gia chủ cần phải kiểm tra lại các hạng mục sau:
Kiểm tra cống thoát nước sàn
Đây là vị trí dễ bị thấm dột nhất. Trong quá trình thi công, nếu miệng cống không được xử lý tốt lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng co ngót, tách lớp xuất hiện tình trạng thấm nước.
Kiểm tra hệ thống đường ống nước
Một trong những nguyên nhân khiến tường nhà vệ sinh dễ bị thấm đó là do đường ống bị nứt vỡ, rò rỉ chui qua khe nứt. Từ đó thấm vào tường làm hư hỏng cấu trúc công trình. Nếu gia chủ không kiểm tra để khắc phục, hiệu quả chống thấm tường nhà vệ sinh sẽ không triệt để.
Kiểm tra kết cấu tường, trần nhà vệ sinh
Đây là vị trí chính cần được kiểm tra kỹ càng trước khi tiến hành chống thấm. Bạn cần kiểm tra xem vị trí này đã đủ độ dày chưa? Tường có xuất hiện các khe nứt hay không? Nếu có cần phải thi công, trám trét lại để đạt khả năng chống thấm tốt nhất. Tùy vào tình trạng mà gia chủ có biện pháp xử lý phù hợp.
Đọc thêm: Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Cách chống thấm chân tường nhà vệ sinh hiệu quả triệt để
Hiện nay có rất nhiều cách chống thấm cho tường nhà vệ sinh khác nhau. Tương ứng với đó sẽ là quy trình phù hợp đi kèm. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho gia chủ cách chống thấm tường nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm với quy trình chuẩn và hiệu quả nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu chống thấm chân tường nhà vệ sinh
Với cách chống thấm này, gia chủ cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
– Chất chống thấm hoặc sơn.
– Máy trộn xi măng, vữa bê tông.
– Một số dụng cụ thi công như cọ, lăn, bay, chổi sắt,…
Quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh cụ thể
Bước 1: Tiến hành vệ sinh xử lý bề mặt chân tường nhà vệ sinh
Tùy vào trình trạng của tường mà gia chủ sẽ có cách xử lý riêng, cụ thể như sau:
– Với tường cũ cũ: Sử dụng chổi sắt hoặc cọ ráp loại bỏ nấm mốc trên tường. Với những vết nứt bạn mài sạch rồi dùng bột bả để trám lại.
– Với tường mới: Việc vệ sinh tường sẽ dễ dàng hơn. Bạn nên thực hiện chống thấm sau khi đổ khoảng 1 tháng. Dùng máy thổi bụi làm sạch bề mặt đặc biệt là ở khu vực bị lồi lõm. Sử dụng nước sạch để làm ẩm bề mặt tường.
Đọc thêm: Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika 107
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm chân tường nhà vệ sinh
Bạn trộn đều hỗn hợp xi măng và cát, trát bo dốc chân tường thật đều. Tiếp theo pha hỗn hợp sơn chống thấm theo đúng hướng dẫn vào hỗn hợp vữa xi măng và cát đã được trộn đều. Sau đó khuấy hỗn hợp này đều thành dạng sệt. Lấy bay phủ hỗn hợp lên những vị trí cần xử lý của tường nhà vệ sinh. Ở những vị trí phức tạp, bạn cần phải phủ thật đều và kỹ.
Sau khoảng 2-3 giờ thì thực hiện lớp quét thứ 2 với định mức 1,8 – 2 kg/m2/2 lớp, độ dày màng từ 1 – 1,2 mm. Lớp sau cần thực hiện quét vuông góc với lớp trước để tránh các lỗ mọt bọt khí hình thành mất thẩm mỹ.
Bước 3: Nghiệm thu và thử nước bề mặt chân tường nhà vệ sinh
Khi lớp chống thấm khô, gia chủ có thể thử lại với nước để đảm bảo chất lượng công trình.
====>>> Xem thêm: Chống thấm nhà vệ sinh
Quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ hoàn toàn khác nhau. Với những gia chủ chưa có kinh nghiệm hoặc không có thời gian, hãy liên hệ với Công ty xây dựng Bảo An – đơn vị hàng đầu trong chống thấm tường nhà vệ sinh để được tư vấn và hỗ trợ. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, Bảo An sẽ mang tới cho khách hàng kết quả nghiệm thu nằm ngoài sự mong đợi.
Via Công Ty Sửa Chữa Nhà – Bảo An https://ift.tt/scAhOVM
Nhận xét
Đăng nhận xét