Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Sau một thời gian sử dụng, nhà vệ sinh sẽ có tình trạng xuống cấp, điển hình là bị thấm nước, do đó phương pháp chống thấm nhà vệ sinh được sáng tạo ra nhiều cách phù hợp. Trong bài viết này, cùng Xây Dựng Bảo An tìm hiểu cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika hiệu quả nhất nhé.

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Sika là gì?

Sika là loại vật liệu có tác dụng chống thấm tốt, được ứng dụng nhiều trong các công trình như bể bơi, nhà vệ sinh, trần nhà…

Sika là gì?

Các loại Sika hiện nay

Hóa chất chống thấm sika:Loại sika sử dụng đơn giản, chỉ cần quét đều lên các bề mặt cần chống thấm và đợi khô

Màng chống thấm sika: Dạng màng nên tuổi thọ khá cao, bền bỉ phù hợp khi chống thấm tại các bể bơi.

Băng cản nước sika: Đây là chất chống thấm cực tốt, chịu được áp lực cao,  thích hợp cho các công trình lớn như thủy điện, bể bơi, hồ thủy lợi. 

Các bước tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu chống thấm

Sika chống thấm 2 thành phần

Chổi sơn

Màng polyester chống thấm

Các dụng cụ máy đục, máy trà

Lớp bảo vệ

Tiến hành sử dụng chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Bước 1: Xử lý bề mặt

Đối với các cổ ống xuyên sàn thì cần dùng máy đục, khoét xung quanh chân ống cho rộng ra. 

Bước 2: Trám vá lại các vết nứt trên tường

Cạo sạch lớp xi măng yếu trên sàn nhà để lộ lớp bê tông cứng

+ Quét 1 lớp Sika Primer 3 lên trên các bề mặt rãnh của ống nhựa.

+ Thêm chất chống kết dính bê tông lên các khe rãnh quanh các ống nhựa PVC vừa đục

Bọc ngoài ống nhựa lớp chống thấm polyester, sau đó quét lại bằng lớp chống thấm

Đối với các chân tường nhà vệ sinh cũng tương tự, quét lớp sika chống thấm lên theo đường chân tường, phủ thêm 1 lớp polyester và quét lại lớp thứ 2 của sika chống thấm

Đối với sàn nhà, sau khi cạo sạch các lớp vữa yếu thì quét lên một lớp sika chống thấm, mục đích của việc cạo sạch các lớp vữa yếu là bởi vì khi nước ngấm xuống các lớp vữa yếu sẽ làm nước lan rộng qua các lớp vữa.

Bước 3: Kiểm tra và bảo trì kết quả chống thấm

Sau khi lớp chống thấm khô, tiến hành bơm nước ngâm 3 ngày, nếu không có hiện tượng nước bị thấm thì tiến hành thi công thêm lớp bảo vệ bề mặt.

Các bước tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Các bước tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Ưu điểm của phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Sika có độ bền cao, độ kết dính mạnh mẽ và độ chống thấm tốt: Sika có tác dụng chống thấm khá tốt và đặc biệt kết dính với các ống PVC khá cao chính vì vậy sử dụng sika sẽ giúp công trình tăng tuổi thọ hơn

Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như nước, thời tiết, hoá chất…

Những lưu ý cần biết khi chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Lựa chọn sản phẩm Sika phù hợp với yêu cầu sử dụng, tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh dùng ít quá sẽ không thể phát huy tác dụng chống thấm

Thực hiện đúng quy trình thi công và hạn chế sử dụng các vật liệu kém chất lượng

Tạo điều kiện cho Sika khô và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình sử dụng Sika: Trước khi sika khô, không được tác động thêm bất cứ điều gì như thêm nước, dẫm đạp lên lớp sika

Trước khi dùng sika phải đảm bảo bề mặt đã được vệ sinh sạch sẽ tránh các vết nứt, xi măng yếu…

Những lưu ý cần biết khi sử dụng Sika để chống thấm
Những lưu ý cần biết khi chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Kết luận

Trên đây là toàn bộ phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sika chi tiết và đơn giản. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả hơn các phương pháp khác và được nhiều đội thi công sử dụng. Nếu bạn không có thời gian hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm về chống thấm thì vui lòng liên hệ với Xây Dựng Bảo An để được tư vấn và hỗ trợ chống thấm nhé.

Via Công Ty Sửa Chữa Nhà – Bảo An https://ift.tt/MkYpcuf

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chống thấm khe tường giữa 2 nhà

Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường: Lợi ích, quy trình và ưu điểm

Top 10 loại sơn chống thấm tường ngoài trời – 100% hiệu quả