Những lưu ý khi nâng nền nhà

 Những lưu ý khi nâng nền nhà bạn cần biết

Bạn đang muốn sửa nền nhà và cải tạo nâng nền nhà nhưng lại không biết những lưu ý khi nâng nền nhà và quy trình nâng nền nhà. Vậy khi nâng nền nhà chúng ta cần biết và lưu ý những gì khi nâng nền nhà? Bài viết sau đây Xây Dựng Bảo An sẽ chia sẻ tới bạn đọc những lưu ý khi nâng nền nhà để giúp bạn hiểu hơn về cách thức nâng nền nhà hiệu quả nhất. Mời bạn đọc tham khảo thêm.

Cải tạo nâng nền nhà là gì?

Cải tạo nâng nền nhà là biện pháp kỹ thuật được sử dụng trong việc sửa chữa nền nhà cũ. Nó giúp nâng chiều cao nền của ngôi nhà và được thực hiện bằng cách đắp thêm các vật liệu như: xà bần, cát, đá, xi măng,… được áp dụng khi nền nhà đang bị xuống cấp hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Khi nào cần cải tạo nâng nền nhà?

·         Khi ngôi nhà đã được sử dụng sau một thời gian dài mà không được cải tạo khiến công trình xuống cấp nên nền nhà bị sụt lún. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà, mà còn tác động lớn đến sinh hoạt và an toàn của những người thân trong gia đình bạn.

·         Khi ngôi nhà của bạn thấp hơn mặt đường do việc nâng đường cũng khiến cho nền nhà thếp hơn mặt đường. Gia đình bạn sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu từ môi trường như bụi, nước mưa tràn vào,… rất bất tiện trong suốt quá trình sử dụng ngôi nhà.

·         Ngoài ra, một số vấn đề khác như: Bạn sống ở những khu vực trũng, dễ xảy ra lũ lụt, hoặc điều chỉnh độ cao nền cho phù hợp với phong thủy,…

Nếu nền nhà bạn gặp phải một trong số các biểu hiện hoặc vấn đề như thế, bạn nên có kế hoạch để sửa chữa và cải tạo nâng nền cho ngôi nhà của mình rồi.

Quy trình cải tạo nâng nền nhà

Bước 1: Khảo sát và kiểm tra hiện trạng nền nhà

* Kiểm tra và đo đạc chiều cao từ mặt đường đến trần nhà và từ nền cũ đến trần nhà:

Chiều cao từ mặt đường đến trần nhà: Nếu kết quả đo cao hơn 3m thì nền nhà cần được nâng cao hoặc lớn hơn so với mặt đường, vì độ cao nền nhà cần đảm bảo từ 15 – 30cm so với mặt đường. Và không nên nâng nền khi chiều cao bạn đo được nhỏ hơn 2.8m vì chiều cao này chưa đảm bảo tính an toàn.

Chiều cao từ nền nhà cũ đến trần nhà: Kết quả này sẽ quyết định bạn nâng lên thêm bao nhiêu để phù hợp với mặt đường, cũng như đáp ứng được những nhu cầu sử dụng khác của bạn.

* Khảo sát hiện trạng nền nhà và xác định nguyên nhân cần nâng nền:

Nếu nền nhà sụt lún do kết cấu sai khi thi công thì việc nâng nền sẽ phức tạp hơn, yêu cầu có công tác gia cố nền chắc chắn hơn hoặc cần xem xét phương án phù hợp hơn.

Nếu nâng nền do các nguyên nhân khác ta cần xem xét khả năng chịu tải của ngôi nhà, có cần nâng thêm cửa sổ, mái nhà, trần nhà không và khung chịu lực có đảm bảo không.

Đây là những vấn đề quan trọng cần được xem xét và đảm bảo hiệu quả khi cải tạo nâng nền nhà.

Bước 2: Xử lý nền nhà cũ

Quy trình xử lý nền nhà cũ như sau:

Đục bỏ, phá vỡ lớp nền gạch cũ. Thực hiện kiểm tra và thay thế các hệ thống kỹ thuật bị hư cũ bên dưới nền.

Sau khi đã hoàn thiện phần kết cấu, ta dọn sạch sẽ và làm bằng phẳng bề mặt nền.

Bước 3: Tiến hành thi công nâng nền nhà

Kiểm tra lại các hệ thống kỹ thuật bên dưới nền. Đổ lớp cát, đá, xà bần hoặc các vật liệu nhẹ,… đến độ cao nền cần nâng. Lưu ý: Cần trừ hao đi 8cm.

Sau đó, tưới nước tạo độ ẩm rồi đầm thật kỹ tạo độ nén đúng tiêu chuẩn. Tiếp tục là cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền. Lớp vữa phải tạo dốc về hướng thoát nước chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2cm.

Cuối cùng lát gạch và trà ron hoàn thiện.

Những lưu ý khi nâng nền nhà

Cải tạo nâng nền nhà có cần xin phép không?

Trường hợp phải xin giấy phép khi có xác nhận của chủ nhà kế cận khi công trình ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp của gia chủ kế cận (theo Sở Xây Dựng).

Vậy trong trường hợp các công tác nâng nền, gia cố nền, cải tạo chống lún sụt, nâng mái nếu không làm thay đổi kết cấu ngôi nhà và đúng với tiêu chuẩn xây dựng thì không cần xin phép.

Những loại vật liệu nâng nền phù hợp, tốt nhất

Ngoài đất, đá, cát, xi măng, xỉ than, xà bần bê tông,… để đôn nền thì ngày nay người ta dùng vật liệu nhẹ để tôn nền cụ thể như bê tông nhẹ. Bê tông nhẹ có ưu điểm là dễ thi công, cách nhiệt và chống nóng tốt, có độ bền và độ cứng cao, có trọng lượng nhẹ và chi phí được tối ưu đáng kể.

Chú ý khi nâng nền nhà cần bảo đảm được tính cân đối của ngôi nhà

Nếu nâng sàn mà không thi công nâng trần, bạn nên tham khảo những điều sao cho không gian được cân đối, hài hòa hơn:

Kích thước cửa chính, cửa sổ cũ chỉ phù hợp với nền nhà cũ vì thế chúng ta cần nâng hệ thống cửa để phù hợp với nền mới nâng.

Thay nội thất: Chọn bộ bàn ghế chân thấp để ăn gian chiều cao của trần nhà. Thay vì dùng những vật treo tường kích thước lớn, nên chọn những loại treo tường kích thước nhỏ hơn.

Trang trí trần nhà bằng những tone màu sáng, họa tiết nhỏ dần về phía giữa: cách này mang lại hiệu quả tạo cảm giác trần nhà cao hơn.

Trên đây là những lưu ý khi nâng nền nhà mà bạn cần biết để bảo đảm cho chất lượng công trình thi công. Xây Dựng Bảo An với nhiêu năm kinh nghiệm trong thi công nâng nền nhà đã rút ra được những lưu ý khi nâng nền nêu trên. Mong rằng những lưu ý trên sẽ giúp bạn thi công nâng nền nhà hiệu quả nhất.

Công ty TNHH Xây Dựng Nhà Bảo An là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, nâng tầng, nâng nền, nâng mái, chống thấm dột, sơn nước,… cho các hạng mục xây dựng dân dụng và công nghiệp tại TPHCM.

Quý khách hàng đang cần tìm dịch vụ nâng nền nhà - Hay nhà thầu nâng nền nhà uy tín và có năng lực và giá cả hợp lý. Xây Dựng Bảo An là 1 trong các công ty sửa chữa nhà Uy Tín – Chuyên Nghiệp tại Tp.HCM. Chúng tôi với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm và đã thi công cho hàng nghìn công trình lớn nhỏ. Xây dựng Bảo An được nhiều Quý Khách Hàng hài lòng, tin tưởng thương hiệu Xây Dựng Bảo An và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, chất lượng công trình, trình độ chuyên kiến trúc sư giỏi và đội thợ công nhân tay nghề Cao.

Liên hệ tư vấn, khảo sát và thi công nâng nền nhà qua Hotline: 0902 633 717 để được thi công nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Nguồn: https://xaydungbaoan.com/nhung-luu-y-khi-nang-nen-nha/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chống thấm khe tường giữa 2 nhà

Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường: Lợi ích, quy trình và ưu điểm

Top 10 loại sơn chống thấm tường ngoài trời – 100% hiệu quả